Tại sao nên áp dụng livestream vào chiến dịch Marketing Dược phẩm

Ngành công nghiệp livestream đang trỗi dậy mạnh mẽ bao giờ hết, dự kiến ​​sẽ đạt giá trị 184,27 tỷ USD vào năm 2027. 82% người xem nói rằng họ thích xem các video livestream hơn là các bài đăng trên mạng xã hội của thương hiệu. 

Có thể nói, trong thời đại công nghệ Marketing 4.0 hiện nay, livestream là 1 trong những hình thức được người làm truyền thông lựa chọn nhiều nhất, đặc biệt là truyền thông cho ngành Dược. Dù không phải là một phương pháp mới nhưng nhưng hiệu quả đem lại lại rất cao, vì tính chân thực mà nó đem lại khó có phương pháp nào có thể đạt được. Hãy cùng Pharmarketing “bóc tách” những lợi ích tuyệt vời mà livestream có thể mang lại cho các chiến dịch Marketing của ngành Dược phẩm nhé!

Tăng tương tác nhanh chóng và hiệu quả

Với sự bùng nổ của Social media hiện nay, hoạt động livestream giúp người dùng có cái nhìn cận cảnh và chân thực hơn qua việc tương tác “người thật việc thật” giữa người dùng và nhãn hàng. Điều này không chỉ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn bù đắp những cái còn thiếu sót mà marketing văn bản không thể truyền tải được. 

Một số chiến thuật mà các nhãn hiệu Dược có thể sử dụng để áp dụng cho các chương trình livestream của mình như: sử dụng người phát ngôn nổi tiếng, tổ chức các chương trình Q&A hấp dẫn, các buổi phỏng vấn trực tiếp và giải đáp thắc mắc từ bác sĩ, những câu chuyện được biên soạn trực tiếp từ bệnh nhân,... Và đối với một ngành đặc thù như ngành Dược, các thông tin luôn tràn lan trên mạng, rất khó kiểm soát cái nào đúng cái nào sai, đọc cái hiểu cái không thì livestream sẽ là một cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của khán giả. Nhưng dù đối với bất kể phương pháp nào, độ nhạy thời gian và thông tin hấp dẫn luôn là chìa khóa cốt lõi nhất.

Chương trình Livestream trực tiếp kết hợp giữa Bác sĩ BV Thu Cúc và Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đến từ Bộ Y Tế (Nguồn: BV Thu Cúc)

Kết nối dễ dàng

Chỉ với một chiếc điện thoại hoặc máy tính được kết nối Internet, bạn có thể dễ dàng tham gia vào các video livestream ở bất cứ nơi đâu. Ở phía ngược lại, việc tổ chức các event, chương trình livestream cũng giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp so với các hình thức khác.

Đặc biệt, livestream còn tạo ra kết nối hai chiều, không chỉ bác sĩ, chuyên gia, người nổi tiếng chia sẻ và khán giả chỉ được lắng nghe nữa, mà là sự tương tác giữa cả hai bên. Khán giả có thể ngay lập tức tương tác trong thời gian thực (real-time), đưa ra câu hỏi và nhận được sự giải đáp trực tiếp mà không phải mất công đi kết nối, tìm hiểu. Những sự kiện giải đáp đặc biệt này luôn là cơ hội tuyệt vời để các nhãn hàng gia tăng tình cảm (brand love), độ nhận diện (brand awareness), và đương nhiên là cả chuyển đổi (conversion). 

Xây dựng lòng tin từ người xem

Livestream mang đến cho người xem một cái nhìn chân thực, trực tiếp về sản phẩm, dịch vụ ,... nào đó. “Trăm nghe không bằng một thấy”, bản chất của livestream vốn dĩ đã khiến người dùng tin tưởng hơn, loại bỏ sự nghi ngờ, lo lắng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ không giống như thực tế.

Ảnh hưởng của livestream có tác động rất lớn đến tâm lý mua sắm của khách hàng, giúp họ nhớ đến thương hiệu, hoặc tạo cảm giác tin tưởng và thôi thúc họ mua sản phẩm.

Ví dụ, một công ty đã thành công trong việc dùng livestream để xây dựng sáng kiến nâng cao nhận diện và thúc đẩy niềm tin từ người tiêu dùng, đó là Novartis, nhà sản xuất thuốc điều trị suy tim Entresto. Để nâng cao nhận thức về tình trạng suy tim đang ngày càng phổ biến trên thế giới, họ đã hợp tác với Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ để khởi động một sáng kiến ​​không có nhãn hiệu có tên Rise Above Heart Failure

Sự kiện Livestream trực tiếp chương trình Rise Above Heart Failure (Nguồn: Econsultancy)

Những câu chuyện về những bệnh nhân đã từng sống chung với căn bệnh này đã được chia sẻ thông qua các sự kiện livestream trực tiếp, trên website của AHA và các trang mạng xã hội. Và vào Ngày Tim mạch Thế giới, họ đã sử dụng Facebook Live để phát trực tuyến một cuộc thảo luận có cả bác sĩ tim mạch và người phát ngôn nổi tiếng Queen Latifah, người có mẹ bị ảnh hưởng bởi bệnh suy tim. Gần một nghìn người đã xem cuộc trò chuyện này (vào năm 2015, con số này là không tưởng), nhờ vào sự nhanh nhạy trong thời gian tung ra chiến dịch (đúng thời điểm diễn ra Ngày Tim mạch Thế giới), vừa cực kỳ hấp dẫn (kết nối với người nổi tiếng).

Hỗ trợ các hoạt động truyền thông

Nhờ livestream mà các chiến dịch truyền thông marketing sẽ phát huy tối đa tính hiệu quả của nó. 

Một buổi livestream thông thường luôn mang lại giá trị về mặt kiến thức và lợi ích thu về hơn vô số lần một bài viết website hay một bức ảnh đem lại. Và đặc biệt, nó còn dễ ngấm vào đầu hơn rất nhiều định dạng truyền thông khác. Chính vì thế, hiệu ứng lan tỏa (like, share, comment,...) của cộng đồng đối với các sự kiện livestream cũng đặc biệt cao hơn. Nhất là khi không phải ai cũng có thời gian xem livestream trực tiếp, tỷ lệ share các livestream này lên bảng tin cá nhân luôn là rất cao. Điều này không chỉ cho thấy được độ phủ của thương hiệu mà giúp thương hiệu đo lường được mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng. 

Livestream đang là 1 điểm sáng của ngành Dược

Việc áp dụng nhanh chóng các công nghệ mới vào trong marketing ngành Dược là một điều đáng khích lệ nhưng không phải là câu chuyện một sớm một chiều. Khi việc tiếp cận đến khán giả thông qua các kênh truyền thống như truyền hình, báo in và thậm chí cả phương tiện kỹ thuật số trở nên khó khăn hơn, livestream trực tiếp mang đến cho chúng ta một cách để vượt qua “khủng hoảng”. Nhưng điều các thương hiệu cần làm không chỉ là một video livestream trực tiếp đơn giản mà phải xây dựng nên một chương trình livestream có sự chuẩn bị công phu, để cho khán giả thấy được họ đang xem chúng ngay trong thời gian thực, được giải đáp rõ ràng, tường tận. 

Tất nhiên, các marketer ngành Dược không nên nhảy vào vòng quay của Livestream chỉ vì nó mới và phổ biến, mà còn phải suy xét đến nhiều yếu tố như: nội dung phải phù hợp với nền tảng truyền thông và chiến lược hiện có - và nó phải thu hút sự chú ý của người dùng ngay từ đầu. 

Khi chọn nội dung cho chương trình livestream, các marketer nên tự hỏi: 1) Thời điểm này có nhạy cảm không? 2) Điều này có cực kỳ hấp dẫn không? Và 3) Điều này có phù hợp với phần còn lại của chiến lược marketing của chúng ta không? 

Chương tình livestream trực tiếp trên Fanpage của Dược phẩm Delap mang tên “Tăng cường đề kháng cho trẻ giữa mùa dịch” (Nguồn: Delap)

Đối với một video livestream, cần phải có một câu chuyện theo bối cảnh thị trường hiện tại hoặc ít nhất là nắm bắt được các xu hướng thời gian thực để thu hút người dùng quan tâm. Bên cạnh đó, vẫn phải đảm bảo truyền tải được nhiều kiến thức cần thiết, giới thiệu, quảng bá sản phẩm một cách chân thật nhất có thể để qua đó, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. 

Có lẽ bạn đã biết, Việt Nam là một quốc gia tồn tại hiện tượng xã hội rất nặng có tên là “Bác sĩ Google”. Khi có bệnh, thay vì ra bệnh viện, tìm gặp bác sĩ, người dùng lại tìm đến “bác Google” để tra cứu thông tin cũng như các biện pháp phòng chữa bệnh. Tuy nhiên, dù nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả, nhưng thống kê cho thấy, hàng triệu bài viết liên quan đến các chủ đề bệnh lý và dược phẩm được đăng trên các trang tin tức đang dần kém đi cả về độ thu hút lẫn lượt tương tác. 

Nguyên nhân được cho là ở cách đi bài của các tuyến bài PR liên quan đến Dược phẩm trong suốt những năm gần đây vẫn không hề thay đổi, liên tục xoay quanh chủ đề: giới thiệu bệnh lý, cách phòng ngừa và chữa bệnh, tư vấn dùng thuốc,... mà không có bất cứ sự đột phá hay đổi mới nào. Sự tiếp xúc với những dạng nội dung như vậy khiến độc giả trở nên “nhờn” và sinh ra cảm giác không tin tưởng, khiến nội dung không chạm đến được nhu cầu và mong muốn thật sự của khách hàng. 

Đúng lúc ấy, Livestream ra đời như một phương thức “cứu rỗi” sự nhàm chán đó, tạo nên một điểm sáng cho Marketing ngành Dược. 

Kết

Khi các marketer ngành Dược bắt đầu khám phá các nền tảng khác nhau và tìm ra cách tích hợp livestream vào kế hoạch thương hiệu tiếp theo của họ, thì họ cũng nên nhìn về một tương lai chuyên nghiệp hơn cho các video livestream. Người dùng ngày càng trở nên khó tính hơn và để livestream luôn hoạt động tốt và cho ra tỷ lệ chuyển đổi cao, các thương hiệu vẫn nên liên tục đa dạng hóa nội dung, tránh việc đi vào lối mòn như các bài đăng nhàm chán trước kia. 



Bài viết cùng chuyên mục