Nghệ thuật xây dựng niềm tin và educate khách hàng trong Marketing Dược phẩm

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, người tiêu dùng đã chán ngấy với những bài viết dài dòng và không đúng trọng tâm, họ cần những thông tin quan trọng, những chia sẻ hữu ích thay vì quảng cáo lộ liễu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp gia tăng tính minh bạch, thu hẹp khoảng cách với người dùng và đem lại những giá trị chân thực nhất. Cụ thể thế nào, hãy cùng xem 5 gợi ý quan trọng nhất mà Pharmarketing đề cập đến trong bài viết dưới đây!

Kiến thức là cốt lõi

Là một trong những ngành gặp trở ngại lớn nhất trong việc thu phục niềm tin nơi khách hàng, vấn đề mà Dược phẩm gặp phải chính là sự thiếu hụt education-based marketing khiến cho việc chênh lệch thông tin và kiến thức giữa chuyên gia trong ngành và người tiêu dùng trở nên ngày càng nghiêm trọng. 

Để rút ngắn khoảng cách này và khiến công chúng trở nên dễ tiếp cận hơn - bước đệm cho việc trở thành những khách hàng trung thành sau này, ngành Dược phẩm phải biết khai thác và truyền tải những thông tin có giá trị và kiến thức hữu ích, để khách hàng hiện tại (và cả khách hàng tiềm năng) thành công đạt được nguyện vọng của mình, chứ không chỉ đơn giản là phát đi những mẩu quảng cáo hay email bán hàng trực tiếp đang tràn lan trên Internet.

Chuyên mục tư vấn sức khỏe luôn nên là một phần quan trọng trong chiến lược xây dựng nội dung số để truyền tải tới khách hàng (Ảnh: Tràng phục linh)

Việc trao đi những giá trị nhiều hơn mong đợi của khách hàng chính là chìa khóa cốt lõi giúp doanh nghiệp Dược đạt được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng lý tưởng của mình và là bước đệm cho những mục tiêu lâu dài về sau. 

Suy nghĩ như khách hàng tiềm năng

Để thấu hiểu tâm tư và nỗi niềm đang chất chứa trong lòng khách hàng thì không có cách nào tốt hơn là đặt mình vào họ và suy nghĩ như một khách hàng tiềm năng. Tư duy của một khách hàng thật sự sẽ giúp bạn lắng nghe nhu cầu và khát khao của họ tốt hơn, chứ không chỉ quan sát qua những câu trả lời chung chung như Tôi thích cái này, Tôi ghét cái kia,...

Một khi đã hiểu họ thật sự nghĩ và cần gì, các thương hiệu sẽ dễ dàng hơn trong việc trả lời những thắc mắc, câu hỏi, thông qua các kiến thức giá trị được cung cấp và từ đó giúp khách hàng đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với bản thân họ hơn. 

Điều quan trọng nhất là thông điệp marketing được gửi gắm trong các câu trả lời phải mang tính chất của thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. 

Xác định các điểm chạm thương hiệu

Bước tiếp theo trong hành trình tiếp cận khách hàng chính là xây dựng các điểm chạm thương hiệu, đưa thông điệp đến mọi nơi mà khách hàng có thể trải nghiệm. Đó có thể là các hoạt động, sự kiện networking, các cuộc gọi, tin nhắn, hay các website, social media, email marketing, các bên thứ ba,... và một hoạt động marketing không thể bỏ qua khác chính là marketing truyền miệng hay referral marketing (marketing giới thiệu).

Các sự kiện tư vấn trực tiếp luôn là một điểm chạm thương hiệu tiềm năng, giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng và khơi gợi nhiều cảm xúc từ người tiêu dùng (Ảnh: Dạ Hương)

Việc truyền tải thông điệp tại các kênh này phải được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần theo một chiến lược và hệ thống chứ không thể “đánh bừa” - khiến khách hàng cảm thấy khó chịu vì quá ngộp thông tin. Mọi thứ phải được diễn ra tuần tự theo chu kỳ tuần, tháng,... và khéo léo sao cho khách hàng luôn nhớ đến mình khi họ có nhu cầu. Hãy nhớ rằng, xây dựng hệ thống các điểm chạm thương hiệu không chỉ giúp chúng ta đầu tư khôn ngoan hơn, mà quan trọng hơn là tạo ra những trải nghiệm thương hiệu xuyên suốt và nhiều cảm xúc cho khách hàng.

Tạo thông điệp mang tính đối đáp

Sẽ không có gì giá trị nếu thông điệp bạn đưa ra không nhận được phản hồi từ khách hàng. Tương tác một chiều đôi khi chính là tương tác “chết”, bạn sẽ không thể biết khách hàng có đang lắng nghe mình không, họ có hứng thú không và liệu mình có cần thay đổi gì để tốt hơn. 

Trong thời đại số ngày nay, để thành công khơi gợi sự chú ý và phản hồi từ khách hàng, bạn cần phải đầu tư cả vào câu chữ và hình ảnh (hay còn được gọi với cái tên khác là visual content). Nếu như câu chữ cần tập trung tựa đề, những giải pháp giá trị “đánh trúng tâm lý” khách hàng hay chỉ đơn giản là “gãi đúng chỗ ngứa, điểm đau” của họ thì hình ảnh cần phải đảm bảo làm tốt nhiệm vụ thu hút ánh nhìn đầu tiên. 

Xây dựng những nội dung mang tính tương tác 2 chiều để được lắng nghe khách hàng nhiều hơn (Ảnh: Bio acimin)

Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm ra thông điệp, đừng ngại ngần hỏi khách hàng. Hãy hỏi họ tại sao họ chọn bạn, muốn đọc thông tin bạn đưa, bạn đã giúp được họ những gì,... Một khi đã tìm ra thông điệp, hãy tận dụng tối đa các kênh truyền thông trên từ online đến offline để lan tỏa và lắng nghe khách hàng.

Tận dụng mọi cơ hội để tạo thêm giá trị

Như đã nói ở trên, trao đi nhiều hơn những gì khách hàng mong đợi luôn là tiền đề cốt lõi cho một mối quan hệ bền chặt và lâu dài giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy, hãy cho đi những gì khách hàng cần mà đừng đòi hỏi lại bất cứ điều gì. Với ngành Dược, các thương hiệu hãy xây dựng hình ảnh cho mình là một chuyên gia tạo cảm giác an tâm, đáng tin cậy, để khách hàng có thể “trăm sự nhờ cậy” vào những lúc họ gặp khó khăn về sức khỏe và đời sống. 

Đừng chỉ chăm chăm vào bán hàng ngay và luôn. Tạo cơ hội để tiếp xúc sâu hơn qua những món quà tặng, những buổi tư vấn miễn phí, những cuộc gặp không bắt buộc hay các sự kiện mở ra cho đông đảo người có nhu cầu,... Bạn sẽ dần đến gần hơn với khách hàng và thành công thu phục trái tim của họ.

Kết

Mặc dù ngành công nghiệp Dược phẩm đang phải đối mặt với vô vàn thách thức trong việc xây dựng niềm tin và educate khách hàng, khi mà phần lớn người tiêu dùng đều không có nhiều kiến thức về các sản phẩm và dịch vụ mà họ đang sử dụng, nhưng nếu bạn áp dụng thành công những chiến lược educate và xây dựng niềm tin nơi khách hàng này, với một tâm niệm là luôn giúp khách hàng trở nên tốt hơn bằng giải pháp của mình, thì bạn sẽ xây dựng được hình ảnh thương hiệu rất đáng tin cậy!



Bài viết cùng chuyên mục